Ở trẻ em, do chưa biết nói hay chưa biết tự nhận thức về thính lực của mình, nên việc phát hiện bệnh ở trẻ em cần phải do người lớn phát hiện ra. Để phát hiện ra sự suy giảm thính lực ở trẻ, cần phải theo dõi trẻ hoặc có những cách hỏi trẻ để phát hiện ra bệnh.
1. Trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Bé có im lặng hoặc giảm các hoạt động khi có người khác đến gần và nói chuyện không?
- Bé có bị giật mình (hoặc chớp mắt nhanh, có thể co giật, khóc) bởi những tiếng động lớn không?
2. Từ 3 đến 6 tháng tuổi
- Con bạn có quay đầu để tìm nơi phát ra tiếng nói không?
- Bé có thích những đồ chơi phát ra tiếng kêu không?
- Bé có phản ứng với những tiếng động khi đang bú, ăn không?
3. Từ 6 đến 10 tháng tuổi
- Con bạn có nói bập bẹ những tiếng như mẹ, bà... không?
- Bé có phản ứng khi nghe gọi tên mình?
- Bé có nhìn vào chính người đang nói?
- Bé có hiểu những từ phổ biến như không, giỏi lắm, chào...?
4. Từ 10 đến 15 tháng tuổi
- Con bạn có biết tên những đồ chơi ưa thích và chỉ vào khi được hỏi không?
- Con bạn có thích nghe những lời ru có vần điệu êm ái không?
- Bé có bắt chước được những lời và âm thanh đơn giản?
5. Từ 15 đến 20 tháng tuổi
- Con bạn có thể thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản không?
- Bé có nhận ra được tóc, mũi, mắt và những phần khác của cơ thể không?
6. Từ 20 đến 24 tháng
- Bé đã bắt đầu nói được những từ đôi và câu ngắn chưa?
- Bé có biết xưng tên mình?
- Bé thích chơi trò đọc sách?
- Bé thích xem ti vi và nghe radio?
7. Từ 24 đến 36 tháng tuổi
- Con bạn đã có vốn từ vựng khoảng 270 từ vào lúc 24 tháng tuổi chưa? Vốn từ đó có gia tăng mỗi ngày?
- Bé có diễn đạt được các yêu cầu, sự thích thú, bất mãn không?
8. Trẻ 36 tháng tuổi
- Con bạn đã có vốn từ vựng khoảng 1.000 từ (trong đó 80% có thể khiến người lạ hiểu được) chưa?