Bất cứ khi nào cơn đau ập tới như đau đầu, đau vặt, thậm chí nhức mỏi cơ, hầu hết ai cũng cân nhắc đến việc có nên dùng thuốc giảm đau hay không. Có lẽ, chúng ta nên nghĩ lại khi biết rằng, thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến sức nghe. Tuy chưa có kết luận hoàn toàn về tác động của thuốc giảm đau, nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dùng lâu dài có khả năng khiến phụ nữ bị điếc tai.
Phát hiện mới chứng minh: Sử dụng thuốc giảm đau dài ngày làm tăng nguy cơ điếc tai ở phụ nữ!
Các chuyên gia nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe từ lâu đã biết đến mối liên hệ giữa các loại thuốc độc hại cho dây thần kinh số VIII và một số loại kháng sinh đối với nguy cơ giảm thính lực. Để nghiên cứu kỹ và sâu hơn, các nhà khoa học tập trung vào phụ nữ, so sánh với báo cáo thính lực và các thuốc giảm đau họ dùng như ibuprofen, acetaminophen (ví dụ Panadol) và aspirin.
Nghiên cứu theo dõi 55.850 phụ nữ và là một trong những cuộc nghiên cứu lớn nhất với thời gian lâu nhất đối với sức khỏe phụ nữ Mỹ.
Thời điểm đó, 2/3 phụ nữ ngoài 60 tuổi ghi nhận rằng đã suy giảm thính lực tại Mỹ. Đồng thời, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng tăng đáng kể. Vào năm 2005, 19% người trưởng thành tại Mỹ thường xuyên sử dụng aspirin và 12,1% thuốc chống viêm không chứa steroid. Vào năm 2010, con số này tăng vọt lên tương ứng là 57% và 41%.
Cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1976 và tại thời điểm đó, tất cả phụ nữ đều nằm trong độ tuổi từ 44 đến 69. Hai năm một lần từ năm 1976, người tham gia được hỏi về việc sử dụng thuốc giảm đau (ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen). Năm 2012, phụ nữ được hỏi thêm về sức khoẻ thính giác của họ. Các nhà đã điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác như tuổi, cân nặng, nghiện rượu, thói quen hút thuốc, mức độ hoạt động và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trước khi đưa ra kết luận.
Những phát hiện cơ bản của họ như sau: Sử dụng thường xuyên ibuprofen và acetaminophen có liên quan đến tăng nguy cơ giảm thính lực. Tuy nhiên, aspirin thì không. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những kết quả sau.
- 9% tăng nguy cơ giảm thính lực khi dùng thường xuyên acetaminophen trong 6 năm hoặc hơn.
- 10% tăng nguy cơ giảm thính lực khi dùng thuốc chống viêm không steroid trong 6 năm hoặc hơn.
- 7 – 8% tăng nguy cơ giảm thính lực khi dùng thường xuyên thuốc chống viêm không steroid từ 4 – 5 năm.
* Thường xuyên ở đây nghĩa là dùng 2 lần hoặc hơn trong 1 tuần.
Mặc dù các con số có vẻ đáng sợ nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng nhận xét rằng mối liên hệ giữa việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và giảm thính lực này là "khiêm tốn" và không cần thiết phải cảnh báo ngay lập tức.
Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài có thể gây điếc tai
Vậy bạn cần làm gì để bảo vệ sức nghe?
1. Cố gắng kiểm soát việc dùng ibuprofen hay acetaminophen bằng những giấy ghi chú nhỏ trên điện thoại hoặc bất kỳ đâu bạn dễ nhìn thấy.
2. Nếu nhận thấy bạn thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần, bạn cần thu xếp thời gian gặp bác sỹ để nói về sự lo lắng của mình và hỏi về những phương pháp giảm đau không cần dùng thuốc.
3. Nếu bạn phải đang điều trị bằng thuốc cũng đừng nên lo lắng quá. Bác sỹ đã cân nhắc lợi ích cho việc điều trị của bạn. Không có phương pháp nào chữa một lúc tất cả các bệnh. Nhưng nếu cần có thể hỏi bác sỹ để rõ thêm lý do tại sao để yên tâm hơn về tâm lý khi điều trị. Hoặc khi có thay đổi về thính lực rõ rệt, hãy báo cho bác sỹ biết để thay đổi cách chữa trị phù hợp hơn.
Đẩy lùi ù tai, điếc tai nhờ dùng thuốc giảm đau hợp lý kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Mặc dù kết quả còn phải kiểm chứng thêm, nhưng nó đủ là hồi chuông cảnh báo cho những cá nhân có thói quen dùng thuốc thiếu kiểm soát. Một vị giáo sư bác sỹ Khoa Y của Đại học Harvard cũng ý kiến rằng: “Mặc dù ảnh hưởng của thuốc giảm đau đến thính giác là khiêm tốn, nhưng nó cũng là lưu ý quan trọng về sức khỏe”. Để mọi người chú ý hơn về việc này, cách làm truyền thống vẫn là tuyên truyền nhận thức và hiểu biết về sử dụng thuốc giảm đau đúng cách. Đây là phương thức tốt nhất để ngăn ngừa suy giảm thính lực.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài, nhiễm trùng tai, bệnh về mạch máu… cũng dẫn đến nghe kém, ù tai, điếc tai. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe thính giác, hiện nay, ở Việt Nam, nhiều người đã và đang tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp với nhiều dược liệu quý như câu kỷ tử, đan sâm, thục địa, vảy ốc, bổ cốt toái… mang tên Kim Thính. Sản phẩm có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường bổ sung dưỡng chất cho tế bào thần kinh thính giác, cải thiện sức nghe, tăng cường thính lực; phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nghe kém, ù tai, nghễnh ngãng, điếc tai, viêm tai… và một số bệnh về tai khác. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn và người cao tuổi.
Nhiều người bị điếc tai do uống quá nhiều thuốc tây đã sử dụng Kim Thính cho hiệu quả tốt, trường hợp trong video dưới đây là một điển hình:
Để không phải đối mặt với điếc tai, hãy bảo vệ và cải thiện sức nghe của mình ngay từ bây giờ. Trong đó, sử dụng thực phẩm chức năng Kim Thính mỗi ngày là cách đơn giản bạn nên áp dụng.