Chào bạn!
Khi vòi nhĩ bị tắc không khí bên ngoài không tràn vào được sẽ gây áp lực “âm” ở tai giữa, làm vòi nhĩ bị đẩy lõm về phía trong, lúc này vòi nhĩ sẽ ở trạng thái căng và cứng gây đau tai, ù tai, khả năng nghe kém,…
Tắc vòi nhĩ nguyên nhân thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp, viêm mũi họng cấp, viêm amidan cấp hoặc viêm vòi nhĩ lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa gây viêm mủ, niêm mạc vòi nhĩ bị sung huyết sưng phù, cản trở hoạt động của hệ thống lông chuyển và bít tắc vòi nhĩ. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do cảm lạnh, sự thay đổi áp suất đột ngột, dị hình cấu trúc vòm nhĩ, hàm ếch,…
Nếu tắc vòi nhĩ kéo dài sẽ gây ra sự tăng dần áp lực “âm” trong tai giữa, ảnh hưởng đến sự truyền âm và dịch tiết từ tai giữa ra khoang mũi họng, là bước đầu dẫn đến viêm tai giữa và các bệnh về tai nguy hiểm.
Do đó, khi trẻ bị bệnh này, cần phải được chữa trị kịp thời bạn nhé! Để có cách điều trị phù hợp, bạn nên đưa con đến đến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp hỗ trợ điều trị!
Chúc bạn sức khỏe!