Xin chào chuyên gia, cháu năm nay mới 16 tuổi, có sở thích nghe nhạc rock, mà mỗi khi nghe là phải bật to mới thích ạ! Cháu nghe nhạc mọi lúc mọi nơi. Ở nhà thì cháu bật bằng loa thùng, còn khi ra khỏi nhà là cháu đeo tai nghe. Khoảng 1 tháng nay, cháu thấy tai nghe kém hơn, cảm thấy ai nói chuyện với cháu cũng nói rất nhỏ, cháu toàn phải hỏi để người ta nhắc lại. Xin chuyên gia cho biết, có phải cháu bị nghe kém do thói quen nghe nhạc to không? Làm cách nào để cải thiện được ạ? Cảm ơn chuyên gia.
Trả lời:

Chào cháu!

Bất kể là người trưởng thành hay trẻ em, nếu thường xuyên nghe nhạc lớn thông qua tai nghe kết nối với các thiết bị như: Điện thoại, máy nghe nhạc hoặc tại các buổi hòa nhạc… thì đều có thể gây ra nghe kém, suy giảm thính giác. Cháu đã mắc phải thói quen xấu là thường xuyên nghe nhạc với âm lượng lớn, kể cả nghe trực tiếp hay nghe qua tai nghe, đây là nguy cơ lớn dẫn đến điếc tai, nghe kém.

Phần bên trong của tai chứa các tế bào lông nhỏ (đầu dây thần kinh). Các tế bào lông thay đổi âm thanh thành tín hiệu điện. Thần kinh sau đó mang các tín hiệu này đến não và não xử lý, giúp chúng ta nhận biết âm thanh. Tuy nhiên, những tế bào lông nhỏ này rất dễ bị tổn thương bởi âm thanh lớn. Tai người cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, việc chịu tác động quá nhiều có thể bị ảnh hưởng. Theo thời gian, tiếp xúc với tiếng ồn và âm nhạc lớn sẽ gây ra suy giảm thính giác. Sau đây là cường độ 1 số loại âm thanh:

-         Âm thanh nhỏ nhất mà một tai người có thể nghe là 20 dB hoặc thấp hơn.

-         Cường độ âm thanh khi nói chuyện bình thường là 40 dB đến 60 dB.

-         Cháu thích nghe nhạc rock nhưng cần lưu ý rằng, một buổi hòa nhạc rock có cường độ khoảng từ 110 dB đến 120 dB và có thể cao tới 140 dB nếu cháu đứng ngay trước loa.

-         Nghe nhạc bằng tai nghe có âm lượng lớn nhất là 105 dB.

Nguy cơ thiệt hại cho thính giác khi nghe nhạc còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Âm nhạc lớn như thế nào, cháu có đứng gần loa không, cháu nghe với tần suất như thế nào, tiền sử gia đình có bị mất thính giác không,…

Cháu sẽ bất ngờ khi biết rằng, cường độ âm thanh nguy hiểm cho tai là 85 decibel (dB) trở lên, ngưỡng gây đau đớn là 120 dB. Như vậy có nghĩa là, cháu đã tiếp xúc với nguồn âm thanh trong ngưỡng nguy hiểm cho tai liên tục trong thời gian dài, nên hiện tại bị nghe kém là điều dễ hiểu.

Vì vậy, từ bây giờ trở đi, cháu hãy biết hạn chế thói quen gây nguy hiểm cho tai. Mỗi khi nghe nhạc, cháu hãy giảm âm lượng tới mức an toàn, nghe trong khoảng thời gian ngắn, chỉ tầm 15 phút, rồi để cho tai nghỉ ngơi, có thời gian phục hồi. Khi nghe nhạc bằng loa thùng, hãy ngồi cách loa ít nhất 3 mét.

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng nghe kém đang gặp phải, cháu nên đi khám để đo thính lực đồ, đánh giá tình trạng suy giảm thính lực. Nếu bác sĩ có kê thêm đơn thì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cháu cần sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược giúp tăng cường thính lực, đó là Kim Thính với thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm,… Sản phẩm này giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu đến tai, cải thiện sức nghe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng suy giảm thính lực, rất thích hợp với cháu. Sản phẩm này đã được các chuyên gia đầu ngành Tai - Mũi - Họng đánh giá cao, cháu hãy tìm hiểu thêm trong video sau để biết thêm chi tiết:

Để bảo vệ thính lực, cháu hãy biết kiểm soát thói quen nghe nhạc của mình, giảm cường độ âm thanh và thời gian nghe nhạc nhiều nhất có thể, kết hợp sử dụng thêm thực phẩm chức năng Kim Thính nhé!

Chuyên gia tai mũi họng